Nếu như trước đây lan can ban công thường được thiết kế đơn giản, xây bao quanh bằng gạch, bê tông hay sứ thì hiện nay do nhu cầu thẩm mỹ cao hơn mà ngày càng nhiều loại lan can đẹp ra đời. Trong đó, mẫu lan can ban công bằng sắt vừa đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng, lại tạo không gian thoáng đãng và tô điểm cho phần ngoại thất của căn nhà.
Lan can ban công bằng sắt là một cấu trúc thiết kế trang trí ngoại thất của căn nhà, ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nhà ở và xây dựng. Có tính an toàn tương đối, độ bền cao, đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ,… lan can sắt luôn là sự lựa chọn đáng tin cậy cho các gia đình đã và đang có ý định xây nhà.
Thiết kế lan can ban công sắt không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn tô điểm cho ngoại thất căn nhà.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà mẫu ban công này lại được ưa chuộng đến vậy và không phải loại ban công nào cũng phù hợp với ngoại thất nhà bạn. Để chọn được kiểu dáng và phong cách lan can ban công phù hợp nhất cho ngôi nhà, mời bạn đọc tham khảo bài viết và những gợi ý lựa chọn dưới đây.
1. Những mẫu lan can ban công sắt đẹp
1.1. Lan can đơn giản
Mẫu ban công sắt với thiết kế đơn giản, ít họa tiết phức tạp, thường là những đường song song hoặc hình chữ nhật,... nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Kiểu ban công này phù hợp với tất cả các mẫu nhà từ nhà ống, nhà phố cho đến biệt thự,...
1.2. Lan can sắt mỹ thuật
Ban công sắt mỹ thuật trang trí bằng những họa tiết hoa văn đẹp mắt, phù hợp với những người thích phong cách cổ điển.
Tuy vậy cầu kì nhưng vẫn mang lại không gian thoáng đãng, thoải mái cho căn nhà.
1.3. Lan can sắt nghệ thuật
Mẫu lan can sắt nghệ thuật không chỉ có hoa văn đẹp mà còn nổi bật với một vài chi tiết nghệ thuật được chạm khắc xen kẽ giữa các thanh nối.
Một mẫu lan can với phần tay cầm bằng gỗ, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
1.4. Lan can sắt dạng hộp
Lan can ban công sắt đẹp dạng hộp vuông vắn, là sự lựa chọn tuyệt vời cho nhà chung cư hay nhà phố.
Không những đẹp, tạo vẻ sang trọng, hiện đại mà còn đảm bảo an toàn cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
1.5. Lan can phong cách tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển mang dáng dấp cổ điển nhưng vẫn làm nổi bật nét hiện đại cho ngoại thất nhà.
Thiết kế gần giống như hàng rào nhưng thực chất lại là ban công.
1.6. Lan can ban công mỹ nghệ
Nếu bạn đang có ý định xây nhà biệt thự và đang phân vân trong việc lựa chọn lan can ban công thì phong cách mỹ nghệ tinh xảo này là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Thông thường những mẫu lan can này sẽ có màu sắc mạ vàng, có pha chút cổ điển, trang trí bằng những hình chạm trổ khá cầu kỳ.
2. Ưu và nhược điểm của lan can ban công sắt
Mỗi loại lan can như gỗ, gang hay sắt,… đều có những ưu điểm, lợi ích và nhược điểm khác nhau. Với mẫu lan can ban công sắt đẹp, ưu điểm của loại ban công này khá vượt trội nên được nhiều gia đình lựa chọn thiết kế hơn cả.
- Lan can sắt đảm bảo tính thẩm mỹ và thanh thoát cho ban công nhà với những phong cách thiết kế đa dạng, được biến tấu tùy theo sở thích gia chủ.
- Lan can sắt thường kết hợp với tay vịn gỗ, bởi sự tiếp xúc của cơ thể người với sắt thường không tạo ra sự thoải mái.
- Rất chắc chắn, bền vững và giúp gia tăng không gian sử dụng, góp phần làm không gian căn nhà thêm thoáng đãng.
- Lan can sắt được sử dụng trong gia đình, trường học, công viên và các khu vực công cộng khác bởi khá an toàn, giúp phòng ngừa người lạ xâm nhập cũng như là vách ngăn an toàn cho người sử dụng.
- Chi phí thiết kế và lắp đặt không quá cao, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.
Lan can sắt có nhiều ưu điểm và an toàn khi sử dụng hơn ban công kính.
Nhược điểm duy nhất của lan can sắt là dễ bị oxy hóa dẫn đến han gỉ, bất tiện khi sử dụng, có hại cho sức khỏe và mất tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện nay điều này có thể khắc phục bởi các loại sơn chống han gỉ trên thị trường.
3. Những lưu ý khi thiết kế lan can ban công sắt cho nhà ở
Khi mua nhà, thiết kế nhà chung cư hay khi xây nhà phố, nhà cao tầng, biệt thự có ban công thì ngoài tính thẩm mỹ, điều chúng ta cần phải chú ý chính là lan can ban công phải đảm bảo được sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Khi thiết kế lan can ban công sắt cho nhà ở, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Thiết kế độ cao và kích thước lan can ban công hợp lý: Để ban công nhà mình đẹp mà đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ thì việc đo đạc và thiết kế kích thước ban công hợp lý là rất quan trọng.
Theo quy định của Bộ xây dựng, các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao lan can tối thiểu là 1.4m, lan can phải cấu tạo an toàn, không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm. Những gia đình lựa chọn căn hộ chung cư cần lưu ý quy định này để thiết kế, thi công lan can ban công an toàn.
Đối với nhà ở thông thường, biệt thự,… dưới 9 tầng, độ cao lan can hợp lý là từ 1,1m trở lên, khoảng cách giữa các thanh lan can không quá 10cm. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, tránh nguy cơ bị ngã do chới với ở mép lan can.
- Phong cách lan can ban công phải phù hợp với thiết kế ngôi nhà: Tùy từng loại nhà như nhà ống, nhà biệt thự,…mà phù hợp với những mẫu ban công sắt đẹp khác nhau.
Ví dụ, với thiết kế nhà phố, nhà ống, phổ biến nhất là mẫu lan can hộp vuông đơn giản mà vẫn an toàn cho người sử dụng. Với nhà biệt thự lớn, mẫu ban công có hoa văn cầu kỳ, cổ điển thường được lựa chọn để tương xứng với thiết kế nhà.
- Lựa chọn nguyên vật liệu thi công chất lượng, đảm bảo: Bởi dù lan can ban công sắt đẹp đến đâu thì dùng trong một thời gian dài tiếp xúc với mọi điều kiện thời tiết nắng, mưa dễ bị han gỉ gây mất thẩm mỹ và bất tiện cho người sử dụng. Vì vậy hãy lựa chọn loại sắt chất lượng nhất khi thi công, cũng như sơn thêm lớp sơn chống gỉ cho ban công sắt.